HY VỌNG CHỐNG LẠI HY VỌNG
Tất nhiên, tôi đã bị đình chỉ sau khi ném sách vào mặt thầy P, dù rằng đó hoàn toàn chỉ là một tai nạn.
Ừ thì, đấy cũng không hẳn là một tai nạn.
Rốt cuộc là tôi muốn ném cái quyển sách cũ rích ấy trúng một cái gì đó, chứ không phải một ai đó, và chắc chắn là tôi không định làm gãy mũi ông thầy dạy toán mafia của mình.
“ Đây là lần đầu tiên em ném trúng một thứ mà em ngắm đến nhỉ,” chị tôi nói.
“ Bố mẹ rất thất vọng,” mẹ tôi nói.
“ Bố mẹ rất thất vọng về con,” bố tôi nói.
Bà tôi chỉ ngồi trên chiếc ghế bập bênh của mình, khóc hoài khóc mãi.
Tôi thấy thật hổ thẹn. Xưa nay tôi chưa bao giờ rơi vào rắc rối bao giờ.
Một tuần sau khi bị đình chỉ, trong lúc tôi đang ngồi ở hiên nhà trầm ngâm, nghĩ ngợi linh tinh, thì thầy P từ lối vào nhà chúng tôi bước đến. Thầy có một cái băng to đùng trên mặt.
“ Em rất tiếc về chuyện mặt thầy,” tôi nói.
“ Thầy rất tiếc vì họ đã đình chỉ em,” thầy nói. “ Thầy mong là em biết đó không phải là ý thầy.”
Sau khi ném sách vào mặt thầy, tôi đã nghĩ thầy P sẽ thuê một sát thủ. Ờ, suy nghĩ đó có lẽ hơi xa xôi. Thầy P không muốn tôi chết, nhưng tôi nghĩ thầy ấy sẽ không phiền nếu như tôi là người sống sót duy nhất trên một chiếc máy bay bị rơi xuống Thái Bình Dương.
Tôi tưởng ít nhất thì họ cũng bỏ tù tôi.
“ Thầy ngồi với em được không?” thầy P hỏi.
“ Tất nhiên ạ,” tôi nói mà lòng bồn chồn. Sao thầy lại thân thiện như vậy? Liệu có phải thầy đang lên kế hoạch lén tấn công tôi không? Có khi thầy sẽ dùng quyển sách giải tích đập cho tôi một phát vào mũi.
Nhưng ông già ấy chỉ ngồi thản nhiên không nói gì một hồi lâu. Tôi không biết nên làm gì hay nói gì, vì thế tôi cũng chỉ ngồi im lặng như thầy. Im lặng ấy ngày một lớn và thật đến nỗi cảm giác như có ba người đang ngồi ngoài hiên vậy.
“ Em có biết tại sao em lại ném quyển sách đó vào tôi không?” cuối cùng thì thầy P cũng cất tiếng.
Đây là một câu hỏi khó. Tôi biết mình cần phải trả lời chính xác nếu không thầy sẽ nổi giận.
“ Em ném thầy vì em đần độn.”
“ Em không hề đần độn.”
Trả lời sai.
Khỉ thật.
Tôi thử lại.
“ Em không định ném thầy,” tôi nói. “ Lúc ấy em đang nhắm vào bức tường.”
“Có thật là em đang nhắm vào bức tường không?”
Chết tiệt.
Cứ như thể thầy đang thẩm vấn tôi ấy.
Tôi bắt đầu cảm thấy bức bối.
“ Không ạ.” tôi nói. “Thực ra em không hẳn là nhắm vào một thứ gì cả. Đúng ra là, em định ném vào một cái gì đó, thầy hiểu không ạ? Như kiểu bức tường, cái bàn, hay là cái bảng. Một thứ gì đó bất động, kiểu thế, chứ không phải là một vật thể sống.”
“Vật thể sống như thầy sao?”
“Hoặc như một cái cây.”
Thầy P có ba cái cây trong phòng học. Thầy nói chuyện với mấy thứ màu xanh ấy còn nhiều hơn nói chuyện với chúng tôi.
“ Em biết ném chúng cái cây và ném trúng thầy là hai chuyện hoàn toàn khác nhau , phải không?” thầy hỏi.
“ Vâng, em biết.”
Thầy cười vẻ bí hiểm. Người lớn quả thật rất giỏi trong việc cười bí hiểm. Họ vào đại học để học điều đó sao?
Tôi càng ngày càng phát hoảng. Thầy ấy muốn gì đây?
“ Thầy biết không, thầy P, em không muốn tỏ ra thô lỗ hay gì cả,nhưng thầy đang làm em phát hoảng đấy ạ.Ý em là, tại sao thầy lại đến đây ạ?”
“ Thì, thầy muốn em biết rằng việc ném thầy bằng quyển sách ấy có lẽ là việc tồi tệ nhất mà em từng làm. Dẫu em định làm gì cũng không quan trọng. Việc đã xảy ra là việc mà em đã thực sự làm. Và em đã làm gãy mũi một ông già. Chuyện này gần như không thể thay thế được.”
Thầy sẽ chuẩn bị phạt tôi đây. Thầy không thể đánh tôi bằng nắm đấm của một ông già được, nhưng thầy có thể dùng ngôn từ của một ông già để làm tổn thương tôi.
“ Nhưng thầy tha thứ cho em.” thầy nói. “ Cho dù thầy có không muốn đến mức nào đi chăng nữa. Thầy phải tha thức cho em. Đó là điều duy nhất có thể ngăn thầy không đánh em bằng một cái gậy xấu xí. Hồi thầy mới bắt đầu dạy học tại đây,các thầy vẫn thường làm như vậy với học sinh hư, em biết không? Đánh chúng ấy. Các thầy được dạy là phải dạy các em như thế. Đúng ra còn phải giết con người Anh Điêng để cứu lấy đứa trẻ đó.”
“ Thầy đã giết người Anh Điêng rồi sao?”
“ Không, không, đấy chỉ là một cách nói thôi. Thầy không giết người Anh Điêng theo nghĩa đen. Các thầy đáng lẽ ra phải làm cho các em từ bỏ việc làm người Anh Điêng. Những bài hát, những câu chuyện, ngôn ngữ và muôn vàn điệu nhảy của các em. Tất cả mọi thứ. Các thầy không cố gắng giết người Anh Điêng, chỉ là cố gắng giết chết văn hóa của người Anh Điêng.”
Trời, vào khoảnh khắc ấy tôi thấy ghét thầy P kinh khủng. Tôi ước gì mình có cả bộ bách khoa toàn thư để ném vào thầy ấy.
“ Thầy không thể xin lỗi tất cả những ai mà thầy làm tổn thương,” thầy P nói. “Nhưng thầy có thể xin lỗi em.”
Thật là ngược đời. Tôi ném vỡ mũi thầy mà thầy lại tìm cách xin lỗi tôi.
“ Hồi còn là một giáo viên trẻ, thầy đã làm tổn thương rất nhiều trẻ con Anh Điêng,” thầy nói. “ Hình như thầy đã làm gãy một vài cái xương.”
Tự dưng tôi nhận ra rằng thầy đang thú tội với tôi.
“ Thời đó khác lắm,” thầy P nói. “Một thời buổi tồi tệ. Rất tồi tệ. Đó là một sai lâm. Nhưng khi đó thầy còn trẻ, dốt nát và đầy định kiến. Giống như em bây giờ vậy.”
Thầy P cười. Thầy cười với tôi. Có một ít rau diếp còn mắc ở răng cửa thầy.
“ Em biết không,” thầy nói. “ Thầy cũng đã từng dạy chị em đấy.”
“ Em biết.”
“ Chị em là một trong những học sinh thông minh nhất thầy từng dạy. Chị em thậm chí còn thông minh hơn cả em.”
Tôi biết là chị tôi thông minh. Nhưng tôi chưa bao giờ nghe một giáo viên nói vậy về chị. Và tôi lại càng chưa bao giờ nghe thấy ai nói là chị thông minh hơn tôi. Tôi vừa thấy hạnh phúc vừa thấy ghen tị.
Chị tôi, một con chuột chũi dưới tầng hầm, lại thông minh hơn tôi sao?
“ Thì,” tôi nói, “ bố mẹ em cũng đều rất thông minh, nên em nghĩ đấy là do gien thôi ạ.”
“ Chị em muốn trở thành nhà văn,” thầy P nói.
“ Thật ạ?” tôi hỏi.
Chuyện này làm tôi ngạc nhiên. Chị chưa bao giờ thổ lộ điều đó với tôi. Hay với bố mẹ. Hoặc với bất kì ai.
“ Em chưa bao giờ nghe thấy chị ấy nói vậy,” tôi nói.
“ Con bé xấu hổ,” thầy P nói. “ Nó cứ nghĩ rằng mọi người sẽ cười cợt mình.”
“ Vì chị ấy muốn viết sách ạ? Nếu được như thế, hẳn mọi người trong vùng này đã tôn vinh chị ấy là người hùng rồi. Có khi chị còn làm cả phim hay gì đó nữa. Nếu thế thì hay biết mấy.”
“ Thực ra chị em không xấu hổ vì mình viết sách. Con bé ngần ngại vì thể loại sách mà mình muốn viết.”
“ Chị ấy muốn viết thể loại gì ạ?” tôi hỏi.
“ Em sẽ cười cho mà xem.”
“ Không đâu ạ.”
“ Có đấy, thể nào em cũng cười.”
“ Không mà lại.”
“ Chắc chắn là có.”
Trời ạ, cả hai chúng tôi đều biến thành những đứa trẻ bảy tuổi.
“ Cứ nói cho em đi ạ,” tôi nói.
Thật lạ khi có một giáo viên kể cho tôi những điều mà tôi chưa biết về chị mình. Việc này làm tôi băn khoăn liệu còn điều gì về chị mình mà mình chưa biết chăng.
“ Con bé muốn viết tiểu thuyết lãng mạn.”
Tất nhiên, tôi cười rúc rích khi nghe cái ý tưởng đó.
“ Này,” thầy P nói. “ Đã bảo không được cười cơ mà.”
“ Em có cười đâu.”
“ Có, em vừa cười đấy còn gì.”
“ Đâu có ạ.”
“ Có.”
“ Hình như em có cười một chút.”
“ Cười một chút vẫn là cười.”
Và rồi tôi cười thật. Cười hả hê.
“ Tiểu thuyết lãng mạn,” tôi nói. “ Không phải mấy thứ ấy thật vớ vẩn sao?”
“ Rất nhiều người – hầu hết là nữ – rất thích chúng,” thầy P nói. “ Họ mua hàng triệu cuốn. Có bao nhiêu nhà văn kiếm được hàng triệu đô nhờ viết tiểu thuyết lãng mạn đấy.”
“ Lãng mạn kiểu nào ạ ?” tôi hỏi.
“ Con bé không nói, nhưng nó thích đọc mấy quyển của người Anh Điêng. Em biết loại sách thầy đang nói đến chứ ?”
Có, tôi có biết. Mấy truyện lãng mạn ấy lúc nào cũng miêu tả mối tình giữa một cô giáo da trắng trinh tiết hay vợ của nhà truyền giáo với một chiến binh người Anh Điêng lai. Bìa sách trông buồn cười nôn ruột:
“ Thầy biết không,” tôi nói, “ em chưa thấy chị ấy đọc mấy truyện đó bao giờ.”
“ Con bé giấu kín lắm,” thầy P nói.
Vậy là, có sự khác biệt lớn giữa chị tôi và tôi. Tôi giấu những cuốn tạp chí đầy ảnh phụ nữ khỏa thân; chị tôi giấu những cuốn tiểu thuyết lãng mạn ủy mị kể về chuyện phụ nữ ( và đàn ông) khỏa thân.
Tôi muốn những bức ảnh; còn chị lại muốn những câu từ.
“ Em không nhớ chị ấy đã từng viết bất cứ cái gì,” tôi nói.
“ Ôi, nó thích viết truyện ngắn lắm. Những truyện lãng mạn ngăn ngắn.Con bé không cho ai đọc đâu. Nhưng lúc nào nó cũng hí hoáy viết vào cuốn sổ của mình.”
“ Chu cha,” tôi thốt lên.
Tôi chỉ nói được có thế.
Ý tôi là, chị tôi đã trở thành một sinh vật giống người sống dưới lòng đất. Việc đó không lãng mạn cho lắm. Mà cũng có thể có. Có thể chị tôi đọc truyện lãng mạn cả ngày. Có thể chị bị mắc kẹt luôn trong mấy thứ ấy.
“ Thầy tưởng rằng con bé sẽ trở thành một nhà văn,” thầy P nói. “ Nó cứ viết vào cuốn sổ của mình suốt. Và con bé cũng lấy hết can đảm cho mọi người xem. Rồi đột nhiên lại thôi.”
“ Vì sao ạ?” tôi hỏi.
“ Thầy không biết.”
“ Thầy không hề biết ạ?”
“ Không, cũng không hẳn.”
Liệu có phải chị đang níu kéo ước mơ làm nhà văn, nhưng chỉ níu được một chút thôi, thì một thứ gì đó đã làm chị buông tay?
Đó có phải là nguyên nhân không nhỉ? Lẽ nào chuyện tồi tệ gì đó đã xảy ra với chị? Ý tôi là, chị sống trong một căn hầm chết tiệt. Người ta sẽ chẳng bao giờ sống và giấu mình trong tầng hầm nếu như họ hạnh phúc.
Tất nhiên, về điểm này chị tôi không khác nhiều lắm so với bố tôi.
Lúc nào bố tôi không đi chè chén say sưa ở đâu đó, ông hầu như toàn ngồi trong phòng riêng, một mình, xem TV.
Ông hay xem bóng chày.
Cho dù tôi có vào xem cùng, ông cũng không để ý. Nhưng chúng tôi không nói chuyện với nhau nhiều mà chỉ ngồi đó im lặng theo dõi trận đấu. Bố tôi thậm chí còn không reo hò cho đội hoặc cầu thủ yêu thích của mình. Ông không có mấy phản ứng với trận đấu.
Tôi nghĩ ông chán nản.
Tôi nghĩ chị tôi chán nản.
Tôi nghĩ cả gia đình tôi đều chán nản.
Nhưng tôi vẫn muốn biết chính xác lý do chị mình lại từ bỏ giấc mơ viết tiểu thuyết lãng mạn.
Ừ thì, phải, đấy là một giấc mơ ngốc nghếch. Loại người Anh Điêng nào lại đi viết tiểu thuyết lãng mạn chứ? Nhưng dù sao ý tưởng ấy cũng khá hay ho. Tôi thích mê cái ý nghĩ mình sẽ được đọc sách do chính chị mình viết. Tôi thích mê khi nghĩ đễn việc bước vào cửa hàng sách nhìn thấy tên chị trên bìa một cuốn tiểu thuyết vừa to vừa đẹp.
Sông Spokane nồng nàn của Mary Chạy Trốn.
Thật hay biết bao.
“ Chị ấy vẫn có thể viết sách,” tôi nói. “ Lúc nào cũng còn thời gian để thay đổi đời mình.”
Tôi suýt nữa thì nghẹn khi thốt ra câu đó. Tôi thậm chí còn không tin chuyện ấy. Không bao giờ có đủ thời gian để thay đổi đời mình. Ta không được thay đổi đời mình, chấm hết. Chết tiệt, hồ như tôi đang cố gắng viết một cuốn tiểu thuyết lãng mạn.”
“ Mary là một ngôi sao lấp lánh,” thầy P nói. “ Nhưng rồi mỗi năm em ấy lại mờ dần đi cho đến khi khó mà nhìn thấy được.”
Úi chà, thầy P nói cứ như nhà thơ ấy.
“ Và em cũng là một ngôi sáng lấp lánh,” thầy nói. “ Em là đứa thông minh nhất trong trường. Và thầy không muốn em thất bại. Thầy không muốn em mờ dần đi. Em xứng đáng có được cuộc sống tốt hơn.”
Tôi không cho rằng mình thông minh.
“ Thầy muốn em nói điều này,” thầy P nói.
“ Nói gì cơ ạ?”
“ Thầy muốn em nói rằng mình xứng đáng có được cuộc sống tốt hơn.”
Tôi không mở nổi miệng. Điều đó đâu có đúng. Ý tôi là, tôi muốn cuộc sống tốt hơn, nhưng tôi không xứng đáng. Tôi là cái thằng đã ném sách vào mặt thầy giáo cơ mà.
“ Em là một cậu bé ngoan. Em xứng đáng được cả thế giới.”
Trời ơi, tôi muốn khóc. Chưa có một giáo viên nào nói những điều tốt đẹp, tốt đẹp đến khó tin như vậy, với tôi.
“ Cám ơn thầy,” tôi nói.
“ Không có gì,” thầy đáp. “ Nào bây giờ nói đi.”
“ Em không thể.”
Và rồi tôi khóc thật. Những giọt nước mắt lăn dài trên má. Tôi thấy mình thật yếu đuối.
“ Em xin lỗi,” tôi nói.
“ Không việc gì phải xin lỗi,” thầy nói. “À, em nên xin lỗi vì đã ném sách vào thầy, nhưng không việc gì phải thấy tội lỗi vì đã khóc.”
“ Em không thích khóc,” tôi nói. “ Những thằng khác, chúng nó đánh em khi em khóc. Đôi khi chúng nó còn làm em khóc để rồi có thể đánh em vì tội khóc lóc.”
“ Thầy biết,” thầy nói. “ Và các thầy đã để điều ấy xảy ra. Các thầy đã để chúng bắt nạt em.”
“ Có Rowdy bảo vệ em.”
“ Thầy biết Rowdy là bạn thân nhất của em, nhưng thằng bé, thằng bé, thằng bé, thằng bé…,” thầy P lắp bắp. Thầy không biết nên nói hay làm gì. “ Em biết bố Rowdy đánh nó, phải không?”
“ Có ạ,” tôi nói. Mỗi khi đến trường mà một mắt thâm tím, Rowdy chắc chắn sẽ chọn bừa hai đứa nào đó để đánh cho bọn nó thâm mắt luôn.
“ Rowdy sẽ ngày một độc ác hơn,” thầy P nói.
“ Em biết Rowdy hơi nóng tính và này nọ, cậu ấy không đạt điểm tốt hay gì cả, nhưng từ thuở nhỏ cậu ấy đã rất tốt với em. Từ tấm bé ấy ạ. Em còn không biết vì sao cậu ấy lại tốt với em đến thế.”
“ Thầy biết, thầy biết.” thầy P nói. “ Nhưng, nghe đây, thầy muốn nói với em một chuyện. Và em phải hứa là không bao giờ được nói lại việc này.”
“ Vâng,” tôi nói.
“ Hứa với thầy đi.”
“ Vâng, vâng, em hứa em sẽ không bao giờ nói đến việc này nữa.”
“ Không nói với bất cứ ai. Kể cả bố mẹ em.”
“ Không ai cả.”
“ Được rồi, chuyện là thế này,” thầy ghé lại gần tôi vì thậm chí còn không muốn những cái cây nghe được điều mình sắp nói. “ Em phải rời khỏi vùng đất này.”
“ Chút nữa em sẽ đi Spokane với bố em mà.”
“ Không, thầy muốn nói là em phải rời khỏi vùng đất Anh Điêng này mãi mãi.”
“ Ý thầy là gì ạ?”
“ Em đã đúng khi ném quyển sách ấy vào mặt thầy. Thầy đáng bị choang vào mặt vi những gì đã làm với người Anh Điêng. Tất cả người da trắng ở vùng đất này đều đáng bị choang vào mặt. Nhưng, để tôi nói với em. Tất cả người Anh Điêng cũng đáng bị choang vào mặt.”
Tôi sững sờ như tượng. Thầy P đang nổi điên.
“ Điều duy nhất mà mấy đứa được dạy là làm sao để từ bỏ. Bạn Rowdy của em, cậu ta đã bỏ cuộc. Đó là lý do tại sao cậu ta thích đánh người khác. Cậu ta muốn mọi người cũng phải cảm thấy tồi tệ như cậu ta.”
“ Cậu ấy không đánh em.”
“ Cậu ta không đánh em vì em là điều tốt duy nhất trong cuộc sống của cậu ta. Cậu ta chưa muốn từ bỏ nó. Đó là điều duy nhất cậu ta chưa từ bỏ.”
Thầy P nắm lấy vai tôi và cúi xuống gần đến nỗi tôi ngửi được cả hơi thở của thầy.
Hành, tỏi, hamburger, hổ thẹn và đớn đau.
“ Bao nhiêu đứa trẻ đều đã bỏ cuộc,” thầy nói. “ Tất cả bạn bè em. Tất cả đám côn đồ. Bố mẹ chúng cũng bỏ cuộc rồi. Cả ông bà cho đến cụ kỵ của chúng cũng bỏ cuộc hết. Cả thầy và những giáo viên khác ở đây nữa. Tất cả chúng ta đều đã bị đánh bại.”
Thầy P đang khóc.
Tôi không thể tin nổi.
Tôi chưa bao giờ thấy một người lớn khóc khi tỉnh táo.
“ Nhưng không phải em,” thầy P nói. “ Em không thể bỏ cuộc. Em sẽ không bỏ cuộc. Em đã ném cuốn sách ấy vào mặt tôi vì đâu đó trong em không muốn bỏ cuộc.”
Tôi không biết thầy đang nói về điều gì. Hoặc có thể tôi không muốn biết.
Trời ơi, đó quả là một áp lực lớn đặt trên lưng một đứa trẻ. Tôi đang mang gánh nặng của cả chủng tộc mình, bạn biết không? Tôi sẽ bị đau lưng vì nó mất.
“ Nếu em tiếp tục ở lại vùng đất này,” thầy P nói, “ họ sẽ giết em. Tôi cũng sẽ giết em. Tất cả chúng tôi đều sẽ giết em. Em không thể chống chọi với chúng tôi mãi được.”
“ Em không muốn chống lại ai cả,” tôi nói.
“ Em đã chống chọi từ khi em ra đời,” thầy nói. “ Em đánh lui cuộc phẫu thuật não. Em đánh lui những cơn động kinh. Em đánh lui bọn say, bọn nghiện. Em đã giữ lấy hy vọng của mình. Và giờ, em phải nắm lấy hy vọng của mình, đi đến một nơi nào đó mà người khác cũng có hi vọng.”
Tôi bắt đầu ngộ ra. Thầy là giáo viên toán. Tôi phải lấy hi vọng của mình cộng với hi vọng của người khác. Tôi phải nhân hi vọng với hy vọng.
“ Hy vọng ở đâu ạ?” tôi hỏi. “ Ai có hy vọng ạ?”
“ Con trai à,” thầy P nói. “ Càng đi xa khỏi cái vùng đất ảm đảm thê lương này.”
Tất nhiên, tôi đã bị đình chỉ sau khi ném sách vào mặt thầy P, dù rằng đó hoàn toàn chỉ là một tai nạn.
Ừ thì, đấy cũng không hẳn là một tai nạn.
Rốt cuộc là tôi muốn ném cái quyển sách cũ rích ấy trúng một cái gì đó, chứ không phải một ai đó, và chắc chắn là tôi không định làm gãy mũi ông thầy dạy toán mafia của mình.
“ Đây là lần đầu tiên em ném trúng một thứ mà em ngắm đến nhỉ,” chị tôi nói.
“ Bố mẹ rất thất vọng,” mẹ tôi nói.
“ Bố mẹ rất thất vọng về con,” bố tôi nói.
Bà tôi chỉ ngồi trên chiếc ghế bập bênh của mình, khóc hoài khóc mãi.
Tôi thấy thật hổ thẹn. Xưa nay tôi chưa bao giờ rơi vào rắc rối bao giờ.
Một tuần sau khi bị đình chỉ, trong lúc tôi đang ngồi ở hiên nhà trầm ngâm, nghĩ ngợi linh tinh, thì thầy P từ lối vào nhà chúng tôi bước đến. Thầy có một cái băng to đùng trên mặt.
“ Em rất tiếc về chuyện mặt thầy,” tôi nói.
“ Thầy rất tiếc vì họ đã đình chỉ em,” thầy nói. “ Thầy mong là em biết đó không phải là ý thầy.”
Sau khi ném sách vào mặt thầy, tôi đã nghĩ thầy P sẽ thuê một sát thủ. Ờ, suy nghĩ đó có lẽ hơi xa xôi. Thầy P không muốn tôi chết, nhưng tôi nghĩ thầy ấy sẽ không phiền nếu như tôi là người sống sót duy nhất trên một chiếc máy bay bị rơi xuống Thái Bình Dương.
Tôi tưởng ít nhất thì họ cũng bỏ tù tôi.
“ Thầy ngồi với em được không?” thầy P hỏi.
“ Tất nhiên ạ,” tôi nói mà lòng bồn chồn. Sao thầy lại thân thiện như vậy? Liệu có phải thầy đang lên kế hoạch lén tấn công tôi không? Có khi thầy sẽ dùng quyển sách giải tích đập cho tôi một phát vào mũi.
Nhưng ông già ấy chỉ ngồi thản nhiên không nói gì một hồi lâu. Tôi không biết nên làm gì hay nói gì, vì thế tôi cũng chỉ ngồi im lặng như thầy. Im lặng ấy ngày một lớn và thật đến nỗi cảm giác như có ba người đang ngồi ngoài hiên vậy.
“ Em có biết tại sao em lại ném quyển sách đó vào tôi không?” cuối cùng thì thầy P cũng cất tiếng.
Đây là một câu hỏi khó. Tôi biết mình cần phải trả lời chính xác nếu không thầy sẽ nổi giận.
“ Em ném thầy vì em đần độn.”
“ Em không hề đần độn.”
Trả lời sai.
Khỉ thật.
Tôi thử lại.
“ Em không định ném thầy,” tôi nói. “ Lúc ấy em đang nhắm vào bức tường.”
“Có thật là em đang nhắm vào bức tường không?”
Chết tiệt.
Cứ như thể thầy đang thẩm vấn tôi ấy.
Tôi bắt đầu cảm thấy bức bối.
“ Không ạ.” tôi nói. “Thực ra em không hẳn là nhắm vào một thứ gì cả. Đúng ra là, em định ném vào một cái gì đó, thầy hiểu không ạ? Như kiểu bức tường, cái bàn, hay là cái bảng. Một thứ gì đó bất động, kiểu thế, chứ không phải là một vật thể sống.”
“Vật thể sống như thầy sao?”
“Hoặc như một cái cây.”
Thầy P có ba cái cây trong phòng học. Thầy nói chuyện với mấy thứ màu xanh ấy còn nhiều hơn nói chuyện với chúng tôi.
“ Em biết ném chúng cái cây và ném trúng thầy là hai chuyện hoàn toàn khác nhau , phải không?” thầy hỏi.
“ Vâng, em biết.”
Thầy cười vẻ bí hiểm. Người lớn quả thật rất giỏi trong việc cười bí hiểm. Họ vào đại học để học điều đó sao?
Tôi càng ngày càng phát hoảng. Thầy ấy muốn gì đây?
“ Thầy biết không, thầy P, em không muốn tỏ ra thô lỗ hay gì cả,nhưng thầy đang làm em phát hoảng đấy ạ.Ý em là, tại sao thầy lại đến đây ạ?”
“ Thì, thầy muốn em biết rằng việc ném thầy bằng quyển sách ấy có lẽ là việc tồi tệ nhất mà em từng làm. Dẫu em định làm gì cũng không quan trọng. Việc đã xảy ra là việc mà em đã thực sự làm. Và em đã làm gãy mũi một ông già. Chuyện này gần như không thể thay thế được.”
Thầy sẽ chuẩn bị phạt tôi đây. Thầy không thể đánh tôi bằng nắm đấm của một ông già được, nhưng thầy có thể dùng ngôn từ của một ông già để làm tổn thương tôi.
“ Nhưng thầy tha thứ cho em.” thầy nói. “ Cho dù thầy có không muốn đến mức nào đi chăng nữa. Thầy phải tha thức cho em. Đó là điều duy nhất có thể ngăn thầy không đánh em bằng một cái gậy xấu xí. Hồi thầy mới bắt đầu dạy học tại đây,các thầy vẫn thường làm như vậy với học sinh hư, em biết không? Đánh chúng ấy. Các thầy được dạy là phải dạy các em như thế. Đúng ra còn phải giết con người Anh Điêng để cứu lấy đứa trẻ đó.”
“ Thầy đã giết người Anh Điêng rồi sao?”
“ Không, không, đấy chỉ là một cách nói thôi. Thầy không giết người Anh Điêng theo nghĩa đen. Các thầy đáng lẽ ra phải làm cho các em từ bỏ việc làm người Anh Điêng. Những bài hát, những câu chuyện, ngôn ngữ và muôn vàn điệu nhảy của các em. Tất cả mọi thứ. Các thầy không cố gắng giết người Anh Điêng, chỉ là cố gắng giết chết văn hóa của người Anh Điêng.”
Trời, vào khoảnh khắc ấy tôi thấy ghét thầy P kinh khủng. Tôi ước gì mình có cả bộ bách khoa toàn thư để ném vào thầy ấy.
“ Thầy không thể xin lỗi tất cả những ai mà thầy làm tổn thương,” thầy P nói. “Nhưng thầy có thể xin lỗi em.”
Thật là ngược đời. Tôi ném vỡ mũi thầy mà thầy lại tìm cách xin lỗi tôi.
“ Hồi còn là một giáo viên trẻ, thầy đã làm tổn thương rất nhiều trẻ con Anh Điêng,” thầy nói. “ Hình như thầy đã làm gãy một vài cái xương.”
Tự dưng tôi nhận ra rằng thầy đang thú tội với tôi.
“ Thời đó khác lắm,” thầy P nói. “Một thời buổi tồi tệ. Rất tồi tệ. Đó là một sai lâm. Nhưng khi đó thầy còn trẻ, dốt nát và đầy định kiến. Giống như em bây giờ vậy.”
Thầy P cười. Thầy cười với tôi. Có một ít rau diếp còn mắc ở răng cửa thầy.
“ Em biết không,” thầy nói. “ Thầy cũng đã từng dạy chị em đấy.”
“ Em biết.”
“ Chị em là một trong những học sinh thông minh nhất thầy từng dạy. Chị em thậm chí còn thông minh hơn cả em.”
Tôi biết là chị tôi thông minh. Nhưng tôi chưa bao giờ nghe một giáo viên nói vậy về chị. Và tôi lại càng chưa bao giờ nghe thấy ai nói là chị thông minh hơn tôi. Tôi vừa thấy hạnh phúc vừa thấy ghen tị.
Chị tôi, một con chuột chũi dưới tầng hầm, lại thông minh hơn tôi sao?
“ Thì,” tôi nói, “ bố mẹ em cũng đều rất thông minh, nên em nghĩ đấy là do gien thôi ạ.”
“ Chị em muốn trở thành nhà văn,” thầy P nói.
“ Thật ạ?” tôi hỏi.
Chuyện này làm tôi ngạc nhiên. Chị chưa bao giờ thổ lộ điều đó với tôi. Hay với bố mẹ. Hoặc với bất kì ai.
“ Em chưa bao giờ nghe thấy chị ấy nói vậy,” tôi nói.
“ Con bé xấu hổ,” thầy P nói. “ Nó cứ nghĩ rằng mọi người sẽ cười cợt mình.”
“ Vì chị ấy muốn viết sách ạ? Nếu được như thế, hẳn mọi người trong vùng này đã tôn vinh chị ấy là người hùng rồi. Có khi chị còn làm cả phim hay gì đó nữa. Nếu thế thì hay biết mấy.”
“ Thực ra chị em không xấu hổ vì mình viết sách. Con bé ngần ngại vì thể loại sách mà mình muốn viết.”
“ Chị ấy muốn viết thể loại gì ạ?” tôi hỏi.
“ Em sẽ cười cho mà xem.”
“ Không đâu ạ.”
“ Có đấy, thể nào em cũng cười.”
“ Không mà lại.”
“ Chắc chắn là có.”
Trời ạ, cả hai chúng tôi đều biến thành những đứa trẻ bảy tuổi.
“ Cứ nói cho em đi ạ,” tôi nói.
Thật lạ khi có một giáo viên kể cho tôi những điều mà tôi chưa biết về chị mình. Việc này làm tôi băn khoăn liệu còn điều gì về chị mình mà mình chưa biết chăng.
“ Con bé muốn viết tiểu thuyết lãng mạn.”
Tất nhiên, tôi cười rúc rích khi nghe cái ý tưởng đó.
“ Này,” thầy P nói. “ Đã bảo không được cười cơ mà.”
“ Em có cười đâu.”
“ Có, em vừa cười đấy còn gì.”
“ Đâu có ạ.”
“ Có.”
“ Hình như em có cười một chút.”
“ Cười một chút vẫn là cười.”
Và rồi tôi cười thật. Cười hả hê.
“ Tiểu thuyết lãng mạn,” tôi nói. “ Không phải mấy thứ ấy thật vớ vẩn sao?”
“ Rất nhiều người – hầu hết là nữ – rất thích chúng,” thầy P nói. “ Họ mua hàng triệu cuốn. Có bao nhiêu nhà văn kiếm được hàng triệu đô nhờ viết tiểu thuyết lãng mạn đấy.”
“ Lãng mạn kiểu nào ạ ?” tôi hỏi.
“ Con bé không nói, nhưng nó thích đọc mấy quyển của người Anh Điêng. Em biết loại sách thầy đang nói đến chứ ?”
Có, tôi có biết. Mấy truyện lãng mạn ấy lúc nào cũng miêu tả mối tình giữa một cô giáo da trắng trinh tiết hay vợ của nhà truyền giáo với một chiến binh người Anh Điêng lai. Bìa sách trông buồn cười nôn ruột:
“ Thầy biết không,” tôi nói, “ em chưa thấy chị ấy đọc mấy truyện đó bao giờ.”
“ Con bé giấu kín lắm,” thầy P nói.
Vậy là, có sự khác biệt lớn giữa chị tôi và tôi. Tôi giấu những cuốn tạp chí đầy ảnh phụ nữ khỏa thân; chị tôi giấu những cuốn tiểu thuyết lãng mạn ủy mị kể về chuyện phụ nữ ( và đàn ông) khỏa thân.
Tôi muốn những bức ảnh; còn chị lại muốn những câu từ.
“ Em không nhớ chị ấy đã từng viết bất cứ cái gì,” tôi nói.
“ Ôi, nó thích viết truyện ngắn lắm. Những truyện lãng mạn ngăn ngắn.Con bé không cho ai đọc đâu. Nhưng lúc nào nó cũng hí hoáy viết vào cuốn sổ của mình.”
“ Chu cha,” tôi thốt lên.
Tôi chỉ nói được có thế.
Ý tôi là, chị tôi đã trở thành một sinh vật giống người sống dưới lòng đất. Việc đó không lãng mạn cho lắm. Mà cũng có thể có. Có thể chị tôi đọc truyện lãng mạn cả ngày. Có thể chị bị mắc kẹt luôn trong mấy thứ ấy.
“ Thầy tưởng rằng con bé sẽ trở thành một nhà văn,” thầy P nói. “ Nó cứ viết vào cuốn sổ của mình suốt. Và con bé cũng lấy hết can đảm cho mọi người xem. Rồi đột nhiên lại thôi.”
“ Vì sao ạ?” tôi hỏi.
“ Thầy không biết.”
“ Thầy không hề biết ạ?”
“ Không, cũng không hẳn.”
Liệu có phải chị đang níu kéo ước mơ làm nhà văn, nhưng chỉ níu được một chút thôi, thì một thứ gì đó đã làm chị buông tay?
Đó có phải là nguyên nhân không nhỉ? Lẽ nào chuyện tồi tệ gì đó đã xảy ra với chị? Ý tôi là, chị sống trong một căn hầm chết tiệt. Người ta sẽ chẳng bao giờ sống và giấu mình trong tầng hầm nếu như họ hạnh phúc.
Tất nhiên, về điểm này chị tôi không khác nhiều lắm so với bố tôi.
Lúc nào bố tôi không đi chè chén say sưa ở đâu đó, ông hầu như toàn ngồi trong phòng riêng, một mình, xem TV.
Ông hay xem bóng chày.
Cho dù tôi có vào xem cùng, ông cũng không để ý. Nhưng chúng tôi không nói chuyện với nhau nhiều mà chỉ ngồi đó im lặng theo dõi trận đấu. Bố tôi thậm chí còn không reo hò cho đội hoặc cầu thủ yêu thích của mình. Ông không có mấy phản ứng với trận đấu.
Tôi nghĩ ông chán nản.
Tôi nghĩ chị tôi chán nản.
Tôi nghĩ cả gia đình tôi đều chán nản.
Nhưng tôi vẫn muốn biết chính xác lý do chị mình lại từ bỏ giấc mơ viết tiểu thuyết lãng mạn.
Ừ thì, phải, đấy là một giấc mơ ngốc nghếch. Loại người Anh Điêng nào lại đi viết tiểu thuyết lãng mạn chứ? Nhưng dù sao ý tưởng ấy cũng khá hay ho. Tôi thích mê cái ý nghĩ mình sẽ được đọc sách do chính chị mình viết. Tôi thích mê khi nghĩ đễn việc bước vào cửa hàng sách nhìn thấy tên chị trên bìa một cuốn tiểu thuyết vừa to vừa đẹp.
Sông Spokane nồng nàn của Mary Chạy Trốn.
Thật hay biết bao.
“ Chị ấy vẫn có thể viết sách,” tôi nói. “ Lúc nào cũng còn thời gian để thay đổi đời mình.”
Tôi suýt nữa thì nghẹn khi thốt ra câu đó. Tôi thậm chí còn không tin chuyện ấy. Không bao giờ có đủ thời gian để thay đổi đời mình. Ta không được thay đổi đời mình, chấm hết. Chết tiệt, hồ như tôi đang cố gắng viết một cuốn tiểu thuyết lãng mạn.”
“ Mary là một ngôi sao lấp lánh,” thầy P nói. “ Nhưng rồi mỗi năm em ấy lại mờ dần đi cho đến khi khó mà nhìn thấy được.”
Úi chà, thầy P nói cứ như nhà thơ ấy.
“ Và em cũng là một ngôi sáng lấp lánh,” thầy nói. “ Em là đứa thông minh nhất trong trường. Và thầy không muốn em thất bại. Thầy không muốn em mờ dần đi. Em xứng đáng có được cuộc sống tốt hơn.”
Tôi không cho rằng mình thông minh.
“ Thầy muốn em nói điều này,” thầy P nói.
“ Nói gì cơ ạ?”
“ Thầy muốn em nói rằng mình xứng đáng có được cuộc sống tốt hơn.”
Tôi không mở nổi miệng. Điều đó đâu có đúng. Ý tôi là, tôi muốn cuộc sống tốt hơn, nhưng tôi không xứng đáng. Tôi là cái thằng đã ném sách vào mặt thầy giáo cơ mà.
“ Em là một cậu bé ngoan. Em xứng đáng được cả thế giới.”
Trời ơi, tôi muốn khóc. Chưa có một giáo viên nào nói những điều tốt đẹp, tốt đẹp đến khó tin như vậy, với tôi.
“ Cám ơn thầy,” tôi nói.
“ Không có gì,” thầy đáp. “ Nào bây giờ nói đi.”
“ Em không thể.”
Và rồi tôi khóc thật. Những giọt nước mắt lăn dài trên má. Tôi thấy mình thật yếu đuối.
“ Em xin lỗi,” tôi nói.
“ Không việc gì phải xin lỗi,” thầy nói. “À, em nên xin lỗi vì đã ném sách vào thầy, nhưng không việc gì phải thấy tội lỗi vì đã khóc.”
“ Em không thích khóc,” tôi nói. “ Những thằng khác, chúng nó đánh em khi em khóc. Đôi khi chúng nó còn làm em khóc để rồi có thể đánh em vì tội khóc lóc.”
“ Thầy biết,” thầy nói. “ Và các thầy đã để điều ấy xảy ra. Các thầy đã để chúng bắt nạt em.”
“ Có Rowdy bảo vệ em.”
“ Thầy biết Rowdy là bạn thân nhất của em, nhưng thằng bé, thằng bé, thằng bé, thằng bé…,” thầy P lắp bắp. Thầy không biết nên nói hay làm gì. “ Em biết bố Rowdy đánh nó, phải không?”
“ Có ạ,” tôi nói. Mỗi khi đến trường mà một mắt thâm tím, Rowdy chắc chắn sẽ chọn bừa hai đứa nào đó để đánh cho bọn nó thâm mắt luôn.
“ Rowdy sẽ ngày một độc ác hơn,” thầy P nói.
“ Em biết Rowdy hơi nóng tính và này nọ, cậu ấy không đạt điểm tốt hay gì cả, nhưng từ thuở nhỏ cậu ấy đã rất tốt với em. Từ tấm bé ấy ạ. Em còn không biết vì sao cậu ấy lại tốt với em đến thế.”
“ Thầy biết, thầy biết.” thầy P nói. “ Nhưng, nghe đây, thầy muốn nói với em một chuyện. Và em phải hứa là không bao giờ được nói lại việc này.”
“ Vâng,” tôi nói.
“ Hứa với thầy đi.”
“ Vâng, vâng, em hứa em sẽ không bao giờ nói đến việc này nữa.”
“ Không nói với bất cứ ai. Kể cả bố mẹ em.”
“ Không ai cả.”
“ Được rồi, chuyện là thế này,” thầy ghé lại gần tôi vì thậm chí còn không muốn những cái cây nghe được điều mình sắp nói. “ Em phải rời khỏi vùng đất này.”
“ Chút nữa em sẽ đi Spokane với bố em mà.”
“ Không, thầy muốn nói là em phải rời khỏi vùng đất Anh Điêng này mãi mãi.”
“ Ý thầy là gì ạ?”
“ Em đã đúng khi ném quyển sách ấy vào mặt thầy. Thầy đáng bị choang vào mặt vi những gì đã làm với người Anh Điêng. Tất cả người da trắng ở vùng đất này đều đáng bị choang vào mặt. Nhưng, để tôi nói với em. Tất cả người Anh Điêng cũng đáng bị choang vào mặt.”
Tôi sững sờ như tượng. Thầy P đang nổi điên.
“ Điều duy nhất mà mấy đứa được dạy là làm sao để từ bỏ. Bạn Rowdy của em, cậu ta đã bỏ cuộc. Đó là lý do tại sao cậu ta thích đánh người khác. Cậu ta muốn mọi người cũng phải cảm thấy tồi tệ như cậu ta.”
“ Cậu ấy không đánh em.”
“ Cậu ta không đánh em vì em là điều tốt duy nhất trong cuộc sống của cậu ta. Cậu ta chưa muốn từ bỏ nó. Đó là điều duy nhất cậu ta chưa từ bỏ.”
Thầy P nắm lấy vai tôi và cúi xuống gần đến nỗi tôi ngửi được cả hơi thở của thầy.
Hành, tỏi, hamburger, hổ thẹn và đớn đau.
“ Bao nhiêu đứa trẻ đều đã bỏ cuộc,” thầy nói. “ Tất cả bạn bè em. Tất cả đám côn đồ. Bố mẹ chúng cũng bỏ cuộc rồi. Cả ông bà cho đến cụ kỵ của chúng cũng bỏ cuộc hết. Cả thầy và những giáo viên khác ở đây nữa. Tất cả chúng ta đều đã bị đánh bại.”
Thầy P đang khóc.
Tôi không thể tin nổi.
Tôi chưa bao giờ thấy một người lớn khóc khi tỉnh táo.
“ Nhưng không phải em,” thầy P nói. “ Em không thể bỏ cuộc. Em sẽ không bỏ cuộc. Em đã ném cuốn sách ấy vào mặt tôi vì đâu đó trong em không muốn bỏ cuộc.”
Tôi không biết thầy đang nói về điều gì. Hoặc có thể tôi không muốn biết.
Trời ơi, đó quả là một áp lực lớn đặt trên lưng một đứa trẻ. Tôi đang mang gánh nặng của cả chủng tộc mình, bạn biết không? Tôi sẽ bị đau lưng vì nó mất.
“ Nếu em tiếp tục ở lại vùng đất này,” thầy P nói, “ họ sẽ giết em. Tôi cũng sẽ giết em. Tất cả chúng tôi đều sẽ giết em. Em không thể chống chọi với chúng tôi mãi được.”
“ Em không muốn chống lại ai cả,” tôi nói.
“ Em đã chống chọi từ khi em ra đời,” thầy nói. “ Em đánh lui cuộc phẫu thuật não. Em đánh lui những cơn động kinh. Em đánh lui bọn say, bọn nghiện. Em đã giữ lấy hy vọng của mình. Và giờ, em phải nắm lấy hy vọng của mình, đi đến một nơi nào đó mà người khác cũng có hi vọng.”
Tôi bắt đầu ngộ ra. Thầy là giáo viên toán. Tôi phải lấy hi vọng của mình cộng với hi vọng của người khác. Tôi phải nhân hi vọng với hy vọng.
“ Hy vọng ở đâu ạ?” tôi hỏi. “ Ai có hy vọng ạ?”
“ Con trai à,” thầy P nói. “ Càng đi xa khỏi cái vùng đất ảm đảm thê lương này.”
Tất nhiên, tôi đã bị đình chỉ sau khi ném sách vào mặt thầy P, dù rằng đó hoàn toàn chỉ là một tai nạn.
Ừ thì, đấy cũng không hẳn là một tai nạn.
Rốt cuộc là tôi muốn ném cái quyển sách cũ rích ấy trúng một cái gì đó, chứ không phải một ai đó, và chắc chắn là tôi không định làm gãy mũi ông thầy dạy toán mafia của mình.
“ Đây là lần đầu tiên em ném trúng một thứ mà em ngắm đến nhỉ,” chị tôi nói.
“ Bố mẹ rất thất vọng,” mẹ tôi nói.
“ Bố mẹ rất thất vọng về con,” bố tôi nói.
Bà tôi chỉ ngồi trên chiếc ghế bập bênh của mình, khóc hoài khóc mãi.
Tôi thấy thật hổ thẹn. Xưa nay tôi chưa bao giờ rơi vào rắc rối bao giờ.
Một tuần sau khi bị đình chỉ, trong lúc tôi đang ngồi ở hiên nhà trầm ngâm, nghĩ ngợi linh tinh, thì thầy P từ lối vào nhà chúng tôi bước đến. Thầy có một cái băng to đùng trên mặt.
“ Em rất tiếc về chuyện mặt thầy,” tôi nói.
“ Thầy rất tiếc vì họ đã đình chỉ em,” thầy nói. “ Thầy mong là em biết đó không phải là ý thầy.”
Sau khi ném sách vào mặt thầy, tôi đã nghĩ thầy P sẽ thuê một sát thủ. Ờ, suy nghĩ đó có lẽ hơi xa xôi. Thầy P không muốn tôi chết, nhưng tôi nghĩ thầy ấy sẽ không phiền nếu như tôi là người sống sót duy nhất trên một chiếc máy bay bị rơi xuống Thái Bình Dương.
Tôi tưởng ít nhất thì họ cũng bỏ tù tôi.
“ Thầy ngồi với em được không?” thầy P hỏi.
“ Tất nhiên ạ,” tôi nói mà lòng bồn chồn. Sao thầy lại thân thiện như vậy? Liệu có phải thầy đang lên kế hoạch lén tấn công tôi không? Có khi thầy sẽ dùng quyển sách giải tích đập cho tôi một phát vào mũi.
Nhưng ông già ấy chỉ ngồi thản nhiên không nói gì một hồi lâu. Tôi không biết nên làm gì hay nói gì, vì thế tôi cũng chỉ ngồi im lặng như thầy. Im lặng ấy ngày một lớn và thật đến nỗi cảm giác như có ba người đang ngồi ngoài hiên vậy.
“ Em có biết tại sao em lại ném quyển sách đó vào tôi không?” cuối cùng thì thầy P cũng cất tiếng.
Đây là một câu hỏi khó. Tôi biết mình cần phải trả lời chính xác nếu không thầy sẽ nổi giận.
“ Em ném thầy vì em đần độn.”
“ Em không hề đần độn.”
Trả lời sai.
Khỉ thật.
Tôi thử lại.
“ Em không định ném thầy,” tôi nói. “ Lúc ấy em đang nhắm vào bức tường.”
“Có thật là em đang nhắm vào bức tường không?”
Chết tiệt.
Cứ như thể thầy đang thẩm vấn tôi ấy.
Tôi bắt đầu cảm thấy bức bối.
“ Không ạ.” tôi nói. “Thực ra em không hẳn là nhắm vào một thứ gì cả. Đúng ra là, em định ném vào một cái gì đó, thầy hiểu không ạ? Như kiểu bức tường, cái bàn, hay là cái bảng. Một thứ gì đó bất động, kiểu thế, chứ không phải là một vật thể sống.”
“Vật thể sống như thầy sao?”
“Hoặc như một cái cây.”
Thầy P có ba cái cây trong phòng học. Thầy nói chuyện với mấy thứ màu xanh ấy còn nhiều hơn nói chuyện với chúng tôi.
“ Em biết ném chúng cái cây và ném trúng thầy là hai chuyện hoàn toàn khác nhau , phải không?” thầy hỏi.
“ Vâng, em biết.”
Thầy cười vẻ bí hiểm. Người lớn quả thật rất giỏi trong việc cười bí hiểm. Họ vào đại học để học điều đó sao?
Tôi càng ngày càng phát hoảng. Thầy ấy muốn gì đây?
“ Thầy biết không, thầy P, em không muốn tỏ ra thô lỗ hay gì cả,nhưng thầy đang làm em phát hoảng đấy ạ.Ý em là, tại sao thầy lại đến đây ạ?”
“ Thì, thầy muốn em biết rằng việc ném thầy bằng quyển sách ấy có lẽ là việc tồi tệ nhất mà em từng làm. Dẫu em định làm gì cũng không quan trọng. Việc đã xảy ra là việc mà em đã thực sự làm. Và em đã làm gãy mũi một ông già. Chuyện này gần như không thể thay thế được.”
Thầy sẽ chuẩn bị phạt tôi đây. Thầy không thể đánh tôi bằng nắm đấm của một ông già được, nhưng thầy có thể dùng ngôn từ của một ông già để làm tổn thương tôi.
“ Nhưng thầy tha thứ cho em.” thầy nói. “ Cho dù thầy có không muốn đến mức nào đi chăng nữa. Thầy phải tha thức cho em. Đó là điều duy nhất có thể ngăn thầy không đánh em bằng một cái gậy xấu xí. Hồi thầy mới bắt đầu dạy học tại đây,các thầy vẫn thường làm như vậy với học sinh hư, em biết không? Đánh chúng ấy. Các thầy được dạy là phải dạy các em như thế. Đúng ra còn phải giết con người Anh Điêng để cứu lấy đứa trẻ đó.”
“ Thầy đã giết người Anh Điêng rồi sao?”
“ Không, không, đấy chỉ là một cách nói thôi. Thầy không giết người Anh Điêng theo nghĩa đen. Các thầy đáng lẽ ra phải làm cho các em từ bỏ việc làm người Anh Điêng. Những bài hát, những câu chuyện, ngôn ngữ và muôn vàn điệu nhảy của các em. Tất cả mọi thứ. Các thầy không cố gắng giết người Anh Điêng, chỉ là cố gắng giết chết văn hóa của người Anh Điêng.”
Trời, vào khoảnh khắc ấy tôi thấy ghét thầy P kinh khủng. Tôi ước gì mình có cả bộ bách khoa toàn thư để ném vào thầy ấy.
“ Thầy không thể xin lỗi tất cả những ai mà thầy làm tổn thương,” thầy P nói. “Nhưng thầy có thể xin lỗi em.”
Thật là ngược đời. Tôi ném vỡ mũi thầy mà thầy lại tìm cách xin lỗi tôi.
“ Hồi còn là một giáo viên trẻ, thầy đã làm tổn thương rất nhiều trẻ con Anh Điêng,” thầy nói. “ Hình như thầy đã làm gãy một vài cái xương.”
Tự dưng tôi nhận ra rằng thầy đang thú tội với tôi.
“ Thời đó khác lắm,” thầy P nói. “Một thời buổi tồi tệ. Rất tồi tệ. Đó là một sai lâm. Nhưng khi đó thầy còn trẻ, dốt nát và đầy định kiến. Giống như em bây giờ vậy.”
Thầy P cười. Thầy cười với tôi. Có một ít rau diếp còn mắc ở răng cửa thầy.
“ Em biết không,” thầy nói. “ Thầy cũng đã từng dạy chị em đấy.”
“ Em biết.”
“ Chị em là một trong những học sinh thông minh nhất thầy từng dạy. Chị em thậm chí còn thông minh hơn cả em.”
Tôi biết là chị tôi thông minh. Nhưng tôi chưa bao giờ nghe một giáo viên nói vậy về chị. Và tôi lại càng chưa bao giờ nghe thấy ai nói là chị thông minh hơn tôi. Tôi vừa thấy hạnh phúc vừa thấy ghen tị.
Chị tôi, một con chuột chũi dưới tầng hầm, lại thông minh hơn tôi sao?
“ Thì,” tôi nói, “ bố mẹ em cũng đều rất thông minh, nên em nghĩ đấy là do gien thôi ạ.”
“ Chị em muốn trở thành nhà văn,” thầy P nói.
“ Thật ạ?” tôi hỏi.
Chuyện này làm tôi ngạc nhiên. Chị chưa bao giờ thổ lộ điều đó với tôi. Hay với bố mẹ. Hoặc với bất kì ai.
“ Em chưa bao giờ nghe thấy chị ấy nói vậy,” tôi nói.
“ Con bé xấu hổ,” thầy P nói. “ Nó cứ nghĩ rằng mọi người sẽ cười cợt mình.”
“ Vì chị ấy muốn viết sách ạ? Nếu được như thế, hẳn mọi người trong vùng này đã tôn vinh chị ấy là người hùng rồi. Có khi chị còn làm cả phim hay gì đó nữa. Nếu thế thì hay biết mấy.”
“ Thực ra chị em không xấu hổ vì mình viết sách. Con bé ngần ngại vì thể loại sách mà mình muốn viết.”
“ Chị ấy muốn viết thể loại gì ạ?” tôi hỏi.
“ Em sẽ cười cho mà xem.”
“ Không đâu ạ.”
“ Có đấy, thể nào em cũng cười.”
“ Không mà lại.”
“ Chắc chắn là có.”
Trời ạ, cả hai chúng tôi đều biến thành những đứa trẻ bảy tuổi.
“ Cứ nói cho em đi ạ,” tôi nói.
Thật lạ khi có một giáo viên kể cho tôi những điều mà tôi chưa biết về chị mình. Việc này làm tôi băn khoăn liệu còn điều gì về chị mình mà mình chưa biết chăng.
“ Con bé muốn viết tiểu thuyết lãng mạn.”
Tất nhiên, tôi cười rúc rích khi nghe cái ý tưởng đó.
“ Này,” thầy P nói. “ Đã bảo không được cười cơ mà.”
“ Em có cười đâu.”
“ Có, em vừa cười đấy còn gì.”
“ Đâu có ạ.”
“ Có.”
“ Hình như em có cười một chút.”
“ Cười một chút vẫn là cười.”
Và rồi tôi cười thật. Cười hả hê.
“ Tiểu thuyết lãng mạn,” tôi nói. “ Không phải mấy thứ ấy thật vớ vẩn sao?”
“ Rất nhiều người – hầu hết là nữ – rất thích chúng,” thầy P nói. “ Họ mua hàng triệu cuốn. Có bao nhiêu nhà văn kiếm được hàng triệu đô nhờ viết tiểu thuyết lãng mạn đấy.”
“ Lãng mạn kiểu nào ạ ?” tôi hỏi.
“ Con bé không nói, nhưng nó thích đọc mấy quyển của người Anh Điêng. Em biết loại sách thầy đang nói đến chứ ?”
Có, tôi có biết. Mấy truyện lãng mạn ấy lúc nào cũng miêu tả mối tình giữa một cô giáo da trắng trinh tiết hay vợ của nhà truyền giáo với một chiến binh người Anh Điêng lai. Bìa sách trông buồn cười nôn ruột:
“ Thầy biết không,” tôi nói, “ em chưa thấy chị ấy đọc mấy truyện đó bao giờ.”
“ Con bé giấu kín lắm,” thầy P nói.
Vậy là, có sự khác biệt lớn giữa chị tôi và tôi. Tôi giấu những cuốn tạp chí đầy ảnh phụ nữ khỏa thân; chị tôi giấu những cuốn tiểu thuyết lãng mạn ủy mị kể về chuyện phụ nữ ( và đàn ông) khỏa thân.
Tôi muốn những bức ảnh; còn chị lại muốn những câu từ.
“ Em không nhớ chị ấy đã từng viết bất cứ cái gì,” tôi nói.
“ Ôi, nó thích viết truyện ngắn lắm. Những truyện lãng mạn ngăn ngắn.Con bé không cho ai đọc đâu. Nhưng lúc nào nó cũng hí hoáy viết vào cuốn sổ của mình.”
“ Chu cha,” tôi thốt lên.
Tôi chỉ nói được có thế.
Ý tôi là, chị tôi đã trở thành một sinh vật giống người sống dưới lòng đất. Việc đó không lãng mạn cho lắm. Mà cũng có thể có. Có thể chị tôi đọc truyện lãng mạn cả ngày. Có thể chị bị mắc kẹt luôn trong mấy thứ ấy.
“ Thầy tưởng rằng con bé sẽ trở thành một nhà văn,” thầy P nói. “ Nó cứ viết vào cuốn sổ của mình suốt. Và con bé cũng lấy hết can đảm cho mọi người xem. Rồi đột nhiên lại thôi.”
“ Vì sao ạ?” tôi hỏi.
“ Thầy không biết.”
“ Thầy không hề biết ạ?”
“ Không, cũng không hẳn.”
Liệu có phải chị đang níu kéo ước mơ làm nhà văn, nhưng chỉ níu được một chút thôi, thì một thứ gì đó đã làm chị buông tay?
Đó có phải là nguyên nhân không nhỉ? Lẽ nào chuyện tồi tệ gì đó đã xảy ra với chị? Ý tôi là, chị sống trong một căn hầm chết tiệt. Người ta sẽ chẳng bao giờ sống và giấu mình trong tầng hầm nếu như họ hạnh phúc.
Tất nhiên, về điểm này chị tôi không khác nhiều lắm so với bố tôi.
Lúc nào bố tôi không đi chè chén say sưa ở đâu đó, ông hầu như toàn ngồi trong phòng riêng, một mình, xem TV.
Ông hay xem bóng chày.
Cho dù tôi có vào xem cùng, ông cũng không để ý. Nhưng chúng tôi không nói chuyện với nhau nhiều mà chỉ ngồi đó im lặng theo dõi trận đấu. Bố tôi thậm chí còn không reo hò cho đội hoặc cầu thủ yêu thích của mình. Ông không có mấy phản ứng với trận đấu.
Tôi nghĩ ông chán nản.
Tôi nghĩ chị tôi chán nản.
Tôi nghĩ cả gia đình tôi đều chán nản.
Nhưng tôi vẫn muốn biết chính xác lý do chị mình lại từ bỏ giấc mơ viết tiểu thuyết lãng mạn.
Ừ thì, phải, đấy là một giấc mơ ngốc nghếch. Loại người Anh Điêng nào lại đi viết tiểu thuyết lãng mạn chứ? Nhưng dù sao ý tưởng ấy cũng khá hay ho. Tôi thích mê cái ý nghĩ mình sẽ được đọc sách do chính chị mình viết. Tôi thích mê khi nghĩ đễn việc bước vào cửa hàng sách nhìn thấy tên chị trên bìa một cuốn tiểu thuyết vừa to vừa đẹp.
Sông Spokane nồng nàn của Mary Chạy Trốn.
Thật hay biết bao.
“ Chị ấy vẫn có thể viết sách,” tôi nói. “ Lúc nào cũng còn thời gian để thay đổi đời mình.”
Tôi suýt nữa thì nghẹn khi thốt ra câu đó. Tôi thậm chí còn không tin chuyện ấy. Không bao giờ có đủ thời gian để thay đổi đời mình. Ta không được thay đổi đời mình, chấm hết. Chết tiệt, hồ như tôi đang cố gắng viết một cuốn tiểu thuyết lãng mạn.”
“ Mary là một ngôi sao lấp lánh,” thầy P nói. “ Nhưng rồi mỗi năm em ấy lại mờ dần đi cho đến khi khó mà nhìn thấy được.”
Úi chà, thầy P nói cứ như nhà thơ ấy.
“ Và em cũng là một ngôi sáng lấp lánh,” thầy nói. “ Em là đứa thông minh nhất trong trường. Và thầy không muốn em thất bại. Thầy không muốn em mờ dần đi. Em xứng đáng có được cuộc sống tốt hơn.”
Tôi không cho rằng mình thông minh.
“ Thầy muốn em nói điều này,” thầy P nói.
“ Nói gì cơ ạ?”
“ Thầy muốn em nói rằng mình xứng đáng có được cuộc sống tốt hơn.”
Tôi không mở nổi miệng. Điều đó đâu có đúng. Ý tôi là, tôi muốn cuộc sống tốt hơn, nhưng tôi không xứng đáng. Tôi là cái thằng đã ném sách vào mặt thầy giáo cơ mà.
“ Em là một cậu bé ngoan. Em xứng đáng được cả thế giới.”
Trời ơi, tôi muốn khóc. Chưa có một giáo viên nào nói những điều tốt đẹp, tốt đẹp đến khó tin như vậy, với tôi.
“ Cám ơn thầy,” tôi nói.
“ Không có gì,” thầy đáp. “ Nào bây giờ nói đi.”
“ Em không thể.”
Và rồi tôi khóc thật. Những giọt nước mắt lăn dài trên má. Tôi thấy mình thật yếu đuối.
“ Em xin lỗi,” tôi nói.
“ Không việc gì phải xin lỗi,” thầy nói. “À, em nên xin lỗi vì đã ném sách vào thầy, nhưng không việc gì phải thấy tội lỗi vì đã khóc.”
“ Em không thích khóc,” tôi nói. “ Những thằng khác, chúng nó đánh em khi em khóc. Đôi khi chúng nó còn làm em khóc để rồi có thể đánh em vì tội khóc lóc.”
“ Thầy biết,” thầy nói. “ Và các thầy đã để điều ấy xảy ra. Các thầy đã để chúng bắt nạt em.”
“ Có Rowdy bảo vệ em.”
“ Thầy biết Rowdy là bạn thân nhất của em, nhưng thằng bé, thằng bé, thằng bé, thằng bé…,” thầy P lắp bắp. Thầy không biết nên nói hay làm gì. “ Em biết bố Rowdy đánh nó, phải không?”
“ Có ạ,” tôi nói. Mỗi khi đến trường mà một mắt thâm tím, Rowdy chắc chắn sẽ chọn bừa hai đứa nào đó để đánh cho bọn nó thâm mắt luôn.
“ Rowdy sẽ ngày một độc ác hơn,” thầy P nói.
“ Em biết Rowdy hơi nóng tính và này nọ, cậu ấy không đạt điểm tốt hay gì cả, nhưng từ thuở nhỏ cậu ấy đã rất tốt với em. Từ tấm bé ấy ạ. Em còn không biết vì sao cậu ấy lại tốt với em đến thế.”
“ Thầy biết, thầy biết.” thầy P nói. “ Nhưng, nghe đây, thầy muốn nói với em một chuyện. Và em phải hứa là không bao giờ được nói lại việc này.”
“ Vâng,” tôi nói.
“ Hứa với thầy đi.”
“ Vâng, vâng, em hứa em sẽ không bao giờ nói đến việc này nữa.”
“ Không nói với bất cứ ai. Kể cả bố mẹ em.”
“ Không ai cả.”
“ Được rồi, chuyện là thế này,” thầy ghé lại gần tôi vì thậm chí còn không muốn những cái cây nghe được điều mình sắp nói. “ Em phải rời khỏi vùng đất này.”
“ Chút nữa em sẽ đi Spokane với bố em mà.”
“ Không, thầy muốn nói là em phải rời khỏi vùng đất Anh Điêng này mãi mãi.”
“ Ý thầy là gì ạ?”
“ Em đã đúng khi ném quyển sách ấy vào mặt thầy. Thầy đáng bị choang vào mặt vi những gì đã làm với người Anh Điêng. Tất cả người da trắng ở vùng đất này đều đáng bị choang vào mặt. Nhưng, để tôi nói với em. Tất cả người Anh Điêng cũng đáng bị choang vào mặt.”
Tôi sững sờ như tượng. Thầy P đang nổi điên.
“ Điều duy nhất mà mấy đứa được dạy là làm sao để từ bỏ. Bạn Rowdy của em, cậu ta đã bỏ cuộc. Đó là lý do tại sao cậu ta thích đánh người khác. Cậu ta muốn mọi người cũng phải cảm thấy tồi tệ như cậu ta.”
“ Cậu ấy không đánh em.”
“ Cậu ta không đánh em vì em là điều tốt duy nhất trong cuộc sống của cậu ta. Cậu ta chưa muốn từ bỏ nó. Đó là điều duy nhất cậu ta chưa từ bỏ.”
Thầy P nắm lấy vai tôi và cúi xuống gần đến nỗi tôi ngửi được cả hơi thở của thầy.
Hành, tỏi, hamburger, hổ thẹn và đớn đau.
“ Bao nhiêu đứa trẻ đều đã bỏ cuộc,” thầy nói. “ Tất cả bạn bè em. Tất cả đám côn đồ. Bố mẹ chúng cũng bỏ cuộc rồi. Cả ông bà cho đến cụ kỵ của chúng cũng bỏ cuộc hết. Cả thầy và những giáo viên khác ở đây nữa. Tất cả chúng ta đều đã bị đánh bại.”
Thầy P đang khóc.
Tôi không thể tin nổi.
Tôi chưa bao giờ thấy một người lớn khóc khi tỉnh táo.
“ Nhưng không phải em,” thầy P nói. “ Em không thể bỏ cuộc. Em sẽ không bỏ cuộc. Em đã ném cuốn sách ấy vào mặt tôi vì đâu đó trong em không muốn bỏ cuộc.”
Tôi không biết thầy đang nói về điều gì. Hoặc có thể tôi không muốn biết.
Trời ơi, đó quả là một áp lực lớn đặt trên lưng một đứa trẻ. Tôi đang mang gánh nặng của cả chủng tộc mình, bạn biết không? Tôi sẽ bị đau lưng vì nó mất.
“ Nếu em tiếp tục ở lại vùng đất này,” thầy P nói, “ họ sẽ giết em. Tôi cũng sẽ giết em. Tất cả chúng tôi đều sẽ giết em. Em không thể chống chọi với chúng tôi mãi được.”
“ Em không muốn chống lại ai cả,” tôi nói.
“ Em đã chống chọi từ khi em ra đời,” thầy nói. “ Em đánh lui cuộc phẫu thuật não. Em đánh lui những cơn động kinh. Em đánh lui bọn say, bọn nghiện. Em đã giữ lấy hy vọng của mình. Và giờ, em phải nắm lấy hy vọng của mình, đi đến một nơi nào đó mà người khác cũng có hi vọng.”
Tôi bắt đầu ngộ ra. Thầy là giáo viên toán. Tôi phải lấy hi vọng của mình cộng với hi vọng của người khác. Tôi phải nhân hi vọng với hy vọng.
“ Hy vọng ở đâu ạ?” tôi hỏi. “ Ai có hy vọng ạ?”
“ Con trai à,” thầy P nói. “ Càng đi xa khỏi cái vùng đất ảm đảm thê lương này.”